Niềng răng là dịch vụ rất phổ biến trong nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc; hô móm. Mặc dù vậy, nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng: “Niềng răng có khiến răng bị yếu đi hay không?”. Để giải đáp thắc mắc này cho bạn, hãy cùng nha khoa Thẩm Mỹ Hàn Quốc tìm hiểu dưới bài viết này nhé!.
Niềng răng là giải pháp nắn chỉnh trong những trường hợp răng mọc lộn xộn; hô; móm; thưa giúp sắp xếp lại răng làm cho răng ngay ngắn trên cung hàm. Mang lại một nụ cười hoàn hảo với khớp cắn chuẩn.
NIỀNG RĂNG CÓ KHIẾN RĂNG BỊ YẾU ĐI HAY KHÔNG?
Niềng răng sẽ không khiến cho răng bị yếu đi nếu sức khỏe của người bệnh tốt; thực hiện đúng kỹ thuật và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi niềng răng thực sự có thể phát huy thế mạnh nếu như được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa giỏi; có tay nghề cao; thực hiện đúng thao tác. Như vậy mới tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng người bệnh.
♦ Một số trường hợp có thể làm cho răng bị yếu đi khi thực hiện chỉnh nha
- Nha kĩ gắn mắc cài không đúng khiến cho dây cung và dây thun không tạo được lực kéo khiến cho răng di chuyển lệch lạc và gây nên yếu răng.
- Bác sĩ dụng quá nhiều lực khiến bệnh nhân bị đau và ê buốt. Bên cạnh đó có thể gây tụt lợi; tiêu xương ở ổ răng; chân răng dẫn tới tuổi thọ răng bị giảm; ảnh hưởng tới hệ thống nhai và khớp thái dương. Khi lực kéo yếu có thể khiến răng không thể di chuyển được theo đúng phương án điều trị đã đề ra ban đầu.
- Thay thun hay lực kéo sớm khi hàm chưa ổn định sau đợt kéo trước sẽ khiến cho hàm bị yếu đi hay bị tổn thương
- Trong quá trình niềng răng bệnh nhân không chăm sóc tốt cho răng miệng không kiêng đồ ăn khiến cho răng bị tổn thương trong thời gian niềng
- Trước khi niềng không xử lý hết những vấn đề về bệnh lý răng miệng khiến răng bị yếu
- Sức khỏe bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến độ cứng chắc của răng. Nhiều trường hợp răng bị yếu đi là do sức khỏe người bệnh.
Do vậy, tay nghề bác sĩ là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình niềng răng. Niềng răng không chỉ là có chức năng trang điểm cho nụ cười của bạn mà còn phải đảm bảo chuẩn khớp cắn để quá trình ăn nhai được tốt nhất. Chính vì vậy, việc lựa chọn một nha khoa uy tín cùng với bác sĩ có trình độ và tay nghề cao là vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Địa chỉ nha khoa uy tín tại Bắc Ninh
TRƯỜNG HỢP KHIẾN RĂNG BỊ YẾU ĐI TRONG QUÁ TRÌNH CHỈNH NHA
- Gắn mắc cài không đúng khiến dây cung và thun không tạo được lực kéo chuẩn làm cho răng bị lệch đi trong quá trình di chuyển
- Trong quá trình kéo răng bác sĩ sử dụng lực quá yếu hoặc quá mạnh làm cho răng di chuyển không đúng như kế hoạch điều trị, khiến bệnh nhân bị đau, ê buốt kéo dài. Ngoài ra, việc sử dụng lực quá mạnh có thể làm tiêu xương ổ răng, chân răng dẫn tới tuổi thọ của răng giảm, sai khớp cắn.
- Thay chun hay lực kéo sớm khi hàm chưa ổn định sau khi kéo đợt trước làm xương hàm bị yếu đi hoặc bị tổn thương.
- Bệnh nhân có bệnh lý về răng miệng nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi niềng khiến cho răng bị yếu đi
- Trong quá trình niềng răng không chăm sóc răng miệng tốt, không kiêng đồ ăn khiến cho răng bị tổn thương trong quá trình di chuyển.
NHỮNG LƯU Ý KHI NIỀNG RĂNG
Để đảm bảo cho kết quả niềng răng được hoàn hảo nhất và tránh được trường hợp khiến răng yếu đi khi niềng thì bạn nên lưu ý một số điều sau:
1. Lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín
Khi một địa chỉ nha khoa uy tín nghĩa là tại nha khoa có các bác sĩ với tay nghề cao sẽ giúp bạn đảm bảo được quá trình niềng răng diễn ra đúng kỹ thuật; đúng quy trình; mang lại hiệu quả cao khi niềng răng.
Khi thấy tình trạng bung mắc cài, dây niềng thì bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ điều chỉnh; không nên tự chỉnh tại nhà sẽ làm cho lực kéo chỉnh răng ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Nên đến thăm khám định kỳ theo lịch để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và căn chỉnh lực kéo theo đúng kế hoạch.
2. Vệ sinh và chăm sóc răng miệng
Khi niềng răng việc vệ sinh sẽ trở nên khó khăn hơn bởi vì khi đó thức ăn sẽ dễ bị mắc vào mắc cài; dây cung. Lâu ngày có thể dẫn tới mảng bám; cao răng gây hôi miệng; gây sâu răng và các bệnh về nướu.
Việc đánh răng đối với những người niềng răng phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác. Nguyên nhân là do khi niềng răng; móc cài; dây cung có thể giữ lại thức ăn khiến tạo thành mảng bám.
Chính vì vậy, khi niềng răng hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Nên sử dụng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa flour. Bên cạnh đó, để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa không chỉ có chức năng làm sạch răng mà còn không gây tổn thương lợi.
3. Ăn uống khi niềng răng
Sau khi niềng răng, tuần đầu tiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng những thực phẩm mềm như luộc; súp; sữa để tránh gây tổn thương và làm lệch đứt niềng răng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tránh những thực phẩm có độ cứng; giòn hay thực phẩm cần lực mạnh để nhai…bởi chúng có thể làm đứt niềng răng hay ảnh hưởng đến lực kéo của răng.
Nên cắt giảm đồ ngọt; các loại thực phẩm có đường và tinh bột bởi chúng rất dễ sinh ra axit gây sâu răng cũng như gây các bệnh về lợi.
Sau khi niềng răng bạn có thể thấy cảm giác hơi ê buốt và khó chịu trong một vài tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do có vật thể lạ trong miệng. Cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian. Trong thời gian đợi sự thay đổi tích cực về răng thì bạn có thể sử dụng một số biện pháp làm giảm đau như nước xúc miệng, nước muối ấm. Trong trường hợp đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của các bác sĩ tại Nha khoa Thẩm Mỹ Hàn Quốc về vấn đề: ” Niềng răng có khiến răng bị yếu đi hay không?”. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này cần được tư vấn có thể liên hệ tới chúng tôi. Hãy ấn nút đăng ký tư vấn bên dưới; điền theo mẫu để được các chuyên gia liên hệ sớm và giải đáp giúp bạn.
HỆ THỐNG NHA KHOA THẨM MỸ HÀN QUỐC
Địa chỉ 1: TẦNG 1- TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI GOLDEN PARK- QUẾ VÕ- BẮC NINH
Hotline: 0984.759.955
Địa chỉ 2: 156 NGUYỄN NGỌC NẠI- KHƯƠNG MAI- THANH XUÂN- HÀ NỘI
Hotline: 0984.239.955
Email: nhakhoahanquocluxury@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/NhakhoaThamMyHanQuoc/
Website: http://nhakhoahanquocluxury.com/
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: